Tính toán độ võng dầm chịu uốn
Tổng quan
a) Độ võng toàn phần tính theo công thức (186):
fser = fser,S - fdh,S + fdh,L
trong đó:
fser,S / f1 - độ võng ngắn hạn do Mser
fdh,S / f2 - độ võng ngắn hạn do Mdh
fdh,L / f3 - độ võng dài hạn do Mdh
b) Tổ hợp tải trọng phổ biến:
Tổ hợp tải trọng đặc trưng để tính toán Mser:
G + QL + Qt
Tổ hợp tải trọng bán thường xuyên để tính toán Mdh:
G + QL + 0.35Qt
G là tải trọng thường xuyên, QL là tải trọng tạm thời dài hạn và Qt là tải trọng tạm thời ngắn hạn
Tổ hợp tải trọng cụ thể cần tuân theo TCVN 2737:2023
c) Các trường hợp kiểm tra độ võng (Mục 8.2.3.1.1):
Dùng fser để kiểm tra độ võng theo yêu cầu công nghệ hoặc cấu tạo
Dùng fdh,L để kiểm tra độ võng theo yêu cầu thẩm mỹ
Cơ học kết cấu
Mục 5.5.2 và 8.2.3.2.1
Trường hợp tổng quát
f = kf × M / EI
trong đó kf là hệ số có thứ nguyên mm2, phụ thuộc chiều dài dầm, liên kết 2 đầu dầm và dạng lực tác dụng
Xác định kf như sau:
kf = fsoft / Msoft × EI
trong đó fsoft là độ võng dầm do mô men uốn Msoft gây ra, được xác định từ phần mềm phân tích kết cấu
lưu ý giá trị E trong phần mềm cần nhập bằng Eb
Độ võng dầm cho một số trường hợp đơn giản như bên dưới
Xác định độ cứng chống uốn EI
a) Mô men quán tính
Trường hợp tiết diện không nứt:
I = Ig = bh3/12
Trường hợp tiết diện bị nứt (M > Mcrc):
I = Icr = M / σb0 × c
σb0 và c xác định như bên dưới
b) Mô đun đàn hồi của bê tông
Trường hợp ngắn hạn tính theo công thức (191):
Eb,nh = 0.85Eb
Trường hợp dài hạn tính theo công thức (192):
Eb,dh = Eb / (1 + φb,cr)
trong đó φb,cr là hệ số từ biến của bê tông, lấy theo Bảng 11
Mô hình ứng suất biến dạng
a) Các giả thiết
- Tiết diện sau khi biến dạng vẫn phẳng
- Cốt thép sử dụng biểu đồ hai đoạn thẳng (Hình 2a)
- Bê tông sử dụng biểu đồ hai đoạn thẳng (Hình 1b): Biểu đồ ứng suất trong vùng chịu nén của bê tông lấy dạng tam giác (Hình 22a / 23a); Biểu đồ ứng suất trong vùng chịu kéo của bê tông lấy dạng hình thang (Hình 22a) khi xác định hình thành vết nứt và bằng 0 khi tiết diện bị nứt (Hình 23a)
b) Các biểu đồ biến dạng
Bê tông chịu nén
εb ≤ εb1,red = 0.0015
σb = Eb,red × εb (11)
Eb,red = Rb,ser / εb1,red (169)
Bê tông chịu kéo
εbt2 = 0.00015
εbt1,red = 0.00008
Ebt,red = Rbt,ser / εbt1,red (13)
σb = Ebt,red × εb (11) nếu εb ≤ εbt1,red
σb = Rbt,ser nếu εb ≤ εbt2
Cốt thép
σs = Es × εs ≤ Rs,ser
Xác định ứng suất bê tông và cốt thép
Phương trình cân bằng lực:
0 = σb0 b c / 2 + (σ's - σ'bs) A's - σs As
M = σb0 b c2 / 3 + (σ's - σ'bs) A's (c - a') - σs As (h - c - a)
ε's = (c - a') / c × ε0
εs = (h - c - a) / c × ε0
Giải hệ 2 phương trình 2 ẩn tìm được c và ε0, từ đó tính được σb,max và σs
Ký hiệu
- b (mm) - chiều rộng dầm chữ nhật
- h (mm) - chiều cao dầm chữ nhật
- M (kNm) - mô men uốn
- Mcrc (kNm) - mô men hình thành vết nứt
- Mser (kNm) - mô men uốn tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai (bao gồm dài hạn và ngắn hạn)
- Mdh (kNm) - thành phần dài hạn của mô men uốn Mser
- kdh - tỷ lệ thành phần dài hạn, bằng Mdh / Mser, có thể lấy sơ bộ bằng 0.9
- σb,ser (MPa) - ứng suất nén lớn nhất của bê tông ứng với mô men uốn Mser
- σs,ser (MPa) - ứng suất của cốt thép chịu kéo ứng với mô men uốn Mser
- fser (mm) - độ võng toàn phần do Mser
- fdh,L (mm) - độ võng dài hạn do Mdh
- As (mm2) - diện tích tiết diện cốt thép chịu kéo
- a (mm) - khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu kéo đến biên gần nhất
- A's (mm2) - diện tích tiết diện cốt thép chịu nén
- a' (mm) - khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu nén đến biên gần nhất
- RH (%) - độ ẩm tương đối của môi trường, dùng để xác định hệ số từ biến theo Bảng 11
- Msoft (mm) - mô men uốn lấy từ phần mềm, thường lấy bằng Mser
- fsoft (kNm) - độ võng của dầm tính toán từ phần mềm tương ứng với Msoft
- c (mm) - chiều cao vùng bê tông chịu nén
- Es - mô đun đàn hồi của cốt thép, bằng 200 GPa
- Rs,ser - cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép đối với trạng thái giới hạn thứ hai (bảng 12)
- Rb,ser , Rbt,ser (MPa) - cường độ chịu nén, chịu kéo tính toán của bê tông đối với trạng thái giới hạn thứ hai (bảng 6)
- σb, σb0 (MPa) - ứng suất của bê tông, ứng suất chịu nén lớn nhất của bê tông
- σs, σ's (MPa) - ứng suất của cốt thép chịu kéo, chịu nén
- σbs, σ'bs (MPa) - ứng suất của bê tông bị chiếm chỗ bởi cốt thép chịu kéo, chịu nén
- εb - biến dạng của bê tông
- ε0 - biến dạng chịu nén lớn nhất của bê tông
- εs , ε's - biến dạng của cốt thép chịu kéo, chịu nén
- Ig (mm4) - mô men quan tính của tiết diện dầm, bỏ qua cốt thép
- Icr (mm4) - mô men quan tính của tiết diện bị nứt khi chịu mô men uốn tương ứng
Độ võng dầm một số trường hợp đơn giản
Ký hiệu M là mô men dương lớn nhất, L là nhịp dầm và f là độ võng dầm
Dầm đơn giản chịu lực phân bố đều q:
M = q × L2 / 8
f = 5/384 × q × L4 / EI = 5/48 × L2 × M / EI
Dầm đơn giản chịu lực tập trung ở giữa P:
M = P × L / 4
f = 1/48 × P × L3 / EI = 1/12 × L2 × M / EI
Dầm hai đầu ngàm chịu lực phân bố đều q:
M = q × L2 / 24
f = 1/384 × q × L4 / EI = 1/16 × L2 × M / EI
Dầm hai đầu ngàm chịu lực tập trung ở giữa P:
M = P × L / 8
f = 1/92 × P × L3 / EI = 1/24 × L2 × M / EI