Tính toán vết nứt dầm chịu uốn
Tổng quan
Chiều rộng vết nứt toàn phần tính theo công thức (157):
acrc = aser,S - adh,S + adh,L
trong đó:
aser,S / acrc,2 - chiều rộng vết nứt ngắn hạn do Mser
adh,S / acrc,3 - chiều rộng vết nứt ngắn hạn do Mdh
adh,L / acrc,1 - chiều rộng vết nứt dài hạn do Mdh
Tổ hợp tải trọng phổ biến:
Tổ hợp tải trọng đặc trưng để tính toán Mser:
G + QL + Qt
Tổ hợp tải trọng bán thường xuyên để tính toán Mdh:
G + QL + 0.35Qt
G là tải trọng thường xuyên, QL là tải trọng tạm thời dài hạn và Qt là tải trọng tạm thời ngắn hạn
Tổ hợp tải trọng cụ thể cần tuân theo TCVN 2737:2023
Các giả thiết
- Tiết diện sau khi biến dạng vẫn phẳng
- Cốt thép sử dụng biểu đồ hai đoạn thẳng (Hình 2a)
- Bê tông sử dụng biểu đồ hai đoạn thẳng (Hình 1b): Biểu đồ ứng suất trong vùng chịu nén của bê tông lấy dạng tam giác (Hình 22a / 23a); Biểu đồ ứng suất trong vùng chịu kéo của bê tông lấy dạng hình thang (Hình 22a) khi xác định hình thành vết nứt và bằng 0 khi tính toán chiều rộng vết nứt (Hình 23a)
Các biểu đồ biến dạng
Bê tông chịu nén
εb ≤ εb1,red = 0.0015
σb = Eb,red × εb (11)
Eb,red = Rb,ser / εb1,red (169)
Bê tông chịu kéo
εbt2 = 0.00015
εbt1,red = 0.00008
Ebt,red = Rbt,ser / εbt1,red (13)
σb = Ebt,red × εb (11) nếu εb ≤ εbt1,red
σb = Rbt,ser nếu εb ≤ εbt2
Cốt thép
σs = Es × εs ≤ Rs,ser
Chiều rộng vết nứt
Chiều rộng vết nứt thẳng góc tính theo công thức (166):
acrc = 0.5 φ1 × ψs × σs / Es × Ls
0.5 đối với cốt thép có gân và cấu kiện chịu uốn
φ1 = 1.0 khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng và 1.4 khi có tác dụng dài hạn của tải trọng
ψs = 1 - 0.8 Mcrc / M (176)
Ls = 0.5 Abt / As × dbs (174)
10dbs ≤ Ls ≤ 40dbs
100 mm ≤ Ls ≤ 400 mm
Xác định mô men hình thành vết nứt (Hình 22a)
N = σb0 b (h - t) / 2 + (σ's - σ'bs) A's - Rbt,ser b (t - tel / 2) - (σs - σbs) As
tel = εbt1,red / εbt2 × t
ε0 = (h - t) / t × εbt2
ε's = (h - t - a') / t × εbt2
εs = (t - a) / t × εbt2
Phương trình N = 0 tính được t, từ đó tính được Mcrc
Mcrc = σb0 b (h - t)2 / 3 + (σ's - σ'bs) A's (h - t - a') - Rbt,ser b (t2 / 2 - tel2 / 6) - (σs - σbs) As (t - a)
Xác định σs khi dầm bị nứt (Hình 23a)
Phương trình cân bằng lực:
0 = σb0 b c / 2 + (σ's - σ'bs) A's - σs As
M = σb0 b c2 / 3 + (σ's - σ'bs) A's (c - a') - σs As (h - c - a)
ε's = (c - a') / c × ε0
εs = (h - c - a) / c × ε0
Giải hệ 2 phương trình 2 ẩn tìm được c và ε0, từ đó tính được σb,max và σs
Ký hiệu
- b (mm) - chiều rộng dầm chữ nhật
- h (mm) - chiều cao dầm chữ nhật
- N (kN) - lực dọc
- M (kNm) - mô men uốn
- Mcrc (kNm) - mô men hình thành vết nứt
- Mser (kNm) - mô men uốn tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai (bao gồm dài hạn và ngắn hạn)
- Mdh (kNm) - thành phần dài hạn của mô men uốn Mser
- kdh - tỷ lệ thành phần dài hạn, bằng Mdh / Mser, có thể lấy sơ bộ bằng 0.9
- σb,ser (MPa) - ứng suất nén lớn nhất của bê tông ứng với mô men uốn Mser
- σs,ser (MPa) - ứng suất của cốt thép chịu kéo ứng với mô men uốn Mser
- acrc (mm) -chiều rộng vết nứt toàn phần do Mser
- adh,L (mm) -chiều rộng vết nứt dài hạn do Mdh
- nbs - số lượng thanh cốt thép chịu kéo
- dbs (mm) - đường kính cốt thép chịu kéo
- abv (mm) - chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu kéo
- As (mm2) - diện tích tiết diện cốt thép chịu kéo, bằng nbs × 0.7854dbs2
- a (mm) - khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu kéo đến biên gần nhất, bằng abv + dbs / 2
- A's (mm2) - diện tích tiết diện cốt thép chịu nén
- a' (mm) - khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu nén đến biên gần nhất
- Abt (mm2) - diện tích tiết diện bê tông chịu kéo
- Ls (mm) - khoảng cách cơ sở giữa các vết nứt thẳng góc kề nhau, tính theo công thức (174)
- c, t (mm) - chiều cao vùng bê tông chịu nén, chịu kéo
- Es - mô đun đàn hồi của cốt thép, bằng 200 GPa
- Rs,ser - cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép đối với trạng thái giới hạn thứ hai (bảng 12)
- Rb,ser , Rbt,ser (MPa) - cường độ chịu nén, chịu kéo tính toán của bê tông đối với trạng thái giới hạn thứ hai (bảng 6)
- σb, σb0 (MPa) - ứng suất của bê tông, ứng suất chịu nén lớn nhất của bê tông
- σs, σ's (MPa) - ứng suất của cốt thép chịu kéo, chịu nén
- σbs, σ'bs (MPa) - ứng suất của bê tông bị chiếm chỗ bởi cốt thép chịu kéo, chịu nén
- εb - biến dạng của bê tông
- ε0 - biến dạng chịu nén lớn nhất của bê tông
- εs , ε's - biến dạng của cốt thép chịu kéo, chịu nén