TCVN 5574:2018

Dầm chịu xoắn

Vật liệu và tiết diện dầm
Thép đai chống xoắn
Thép dọc chống xoắn
Lực tác dụng

Kết quả
T0 (kNm)
CR



Dầm chịu xoắn

Tổng quan

Khả năng chịu xoắn của dầm theo các công thức từ (103) đến (110):

T0 = Tsw + Ts

Tsw = 0.9Z2 × Rsw × Asw,1 × Csw / sw

Ts = 0.9Z2 × Rs × As,1 × Z1 δ / Csw

δ = Z1 / (Z1 + 2Z2)

k = Rsw / Rs × Asw,1 / As,1 × Z1 / sw

Trong đó 0.5 ≤ k ≤ 1.5 và Csw = Z1 / (δ / k)0.5

Nếu k < 0.5 cần đưa vào tính toán As,1 nhỏ hơn, tương ứng k = 0.5

Nếu k > 1.5 cần đưa vào tính toán Asw,1 nhỏ hơn, tương ứng k = 1.5

Các trường hợp kiểm tra

Kiểm tra điều kiện bền với T, M theo công thức (114), (103):

CR = [(T / T0)2 + (M / M0)2]0.5 ≤ 1

trong đó Z1 = b, Z2 = h, As,1 = Alb

Kiểm tra điều kiện bền với T, Q theo công thức (115), (103), (89):

CR = T / T0 + Q / Q0 ≤ 1

trong đó Z1 = h, Z2 = b, As,1 = Alh

Kiểm tra điều kiện bền theo công thức (103):

CR = T / T0 ≤ 1

trong đó Z1 = b, Z2 = h, As,1 = A'lb

TH4 - Kiểm tra điều kiện bền với T, Q theo công thức (115), (102), (88):

CR = T / Tb + Q / Qb ≤ 1

Tb = 0.1Rb × b × h × min(b, h)

Qb = 0.3Rb × b × (0.9h)

Các lưu ý

  • Các thép dọc chống xoắn nên bố trí đều theo chu vi dầm với khoảng cách ≤ 300 mm
  • Khoảng cách cốt thép đai chống xoắn không nên vượt quá 1/8 chu vi của nó và 300 mm
  • Các yêu cầu cấu tạo xem TCVN 5574 : 2018
  • Bảng tính giả định As = Alb, A's = A'lb và Asw = 2Asw,1
  • Trường hợp bố trí nhiều hơn cốt thép hơn, cần tính riêng M0, Q0 và tính lại các hệ số CR

Ký hiệu

  • b (mm) - chiều rộng dầm chữ nhật
  • h (mm) - chiều cao dầm chữ nhật
  • T (kNm) - mô men xoắn
  • M (kNm) - mô men uốn, trục uốn vuông góc với chiều cao h
  • Q (kN) - lực cắt, song song với chiều cao h
  • T0 (kNm) - mô men xoắn giới hạn tính theo công thức (103)
  • Tsw (kNm) - mô men xoắn chịu bởi cốt thép đai chống xoắn, tính theo công thức (104)
  • Ts (kNm) - mô men xoắn chịu bởi cốt thép dọc chống xoắn, tính theo công thức (105)
  • M0 (kNm) - mô men uốn giới hạn, tính trên phinsnguyen.com theo trường hợp cốt kép As và A's
  • Q0 (kN) - lực cắt giới hạn chịu được bởi tiết diện nghiêng, tính theo công thức (89); tính trên phinsnguyen.com theo cốt đai chịu cắt, lưu ý Asw ≥ 2Asw,1
  • Z1, Z2 (mm) - lần lượt là chiều dài cạnh chịu kéo đang xét và chiều dài cạnh còn lại
  • Csw (mm) - chiều dài hình chiếu của cạnh chịu kéo của tiết diện không gian lên trục dọc dầm
  • Asw,1 (mm2) - diện tích tiết diện cốt thép đai chống xoắn, bằng 0.7854dwt2
  • dwt (mm) - đường kính cốt thép đai chống xoắn
  • swt (mm) - khoảng cách cốt thép đai chống xoắn
  • awt (mm) - chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép đai chống xoắn
  • As,1 (mm2) - diện tích tiết diện cốt thép dọc nằm gần biên tiết diện đang xét
  • nlb, dlb (mm), Alb (mm2) - số thanh, đường kính và diện tích tiết diện thép dọc chống xoắn bố trí theo đai chống xoắn tại cạnh b chịu kéo bởi M; Alb = nlb × 0.7854dlb2, lưu ý Alb ≤ As
  • n'lb, d'lb (mm), A'lb (mm2) - số thanh, đường kính và diện tích tiết diện thép dọc chống xoắn bố trí theo đai chống xoắn tại cạnh b chịu nén bởi M; A'lb = n'lb × 0.7854d'lb2, lưu ý A'lb ≤ A's
  • nlb, dlb (mm), Alh (mm2) - số thanh, đường kính và diện tích tính toán thép dọc chống xoắn bố trí theo đai chống xoắn tại cạnh h; Alh = nlh × 0.7854dlh2 + 0.7854dlb2 + 0.7854d'lb2 (bao gồm cả thanh góc)
  • Rb (MPa) - cường độ chịu nén tính toán của bê tông (bảng 7)
  • Rs (MPa) - cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép (bảng 13)
  • Rsw (MPa) - cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép đai (bảng 14)
  • CR - hệ số khả năng chịu lực, CR ≤ 1 là đảm bảo chịu lực.