Sức chịu tải của cọc theo chỉ số SPT
Phụ lục E
Tổng quan
Sức chịu tải cọc tính theo công thức (E.2):
Ru = Rp + Rf
Rp = qp × Ap
Rf = (∑ fs × Ls + ∑ fc × Lc) × up
Các chỉ dẫn
- Nếu địa chất ít hơn 5 lớp đất thì có thể tách lớp hoặc bổ sung các lớp giả định, nếu nhiều hơn 5 lớp thì có thể gộp các lớp ít quan trọng
- Biểu đồ có đường "Tối ưu" tỷ lệ thuận với tỷ số giữa sức chịu tải cọc và chiều sâu mũi cọc. Đường tối ưu giúp xác định nhanh chóng độ sâu đặt mũi cọc hiệu quả. Lưu ý là biểu đồ chưa kể đến sức chịu tải cọc theo vật liệu
Ký hiệu
- Ru (kN) - sức chịu tải giới hạn cực hạn của cọc đơn
- Rp (kN) - sức chịu tải của cọc theo đất dưới mũi cọc
- Rf (kN) - sức chịu tải của cọc theo đất tại mặt bên cọc
- Htop (m) - chiều sâu thân cọc bắt đầu tính toán chịu lực
- Hbase (m) - chiều sâu mũi cọc
- A (m2) - diện tích tiết diện cọc
- η - hệ số hiệu quả cản mũi cọc, lấy theo bảng E.1
- Ap (m2) - diện tích mũi cọc, bằng η × A
- up (m) - chu vi ngoài của tiết diện ngang thân cọc
- qp (kPa) - cường độ của đất dưới mũi cọc, lấy theo Bảng E.1
- fs (kPa) - cường độ của đất rời tại mặt bên thân cọc, lấy theo Bảng E.1
- fc (kPa) - cường độ của đất dính tại mặt bên thân cọc, lấy theo Bảng E.1
- Ls (m) - chiều dài đoạn cọc nằm trong đất rời
- Lc (m) - chiều dài đoạn cọc nằm trong đất dính
- NSPT - chỉ số SPT N trung bình (bảng E.1)
- cu (kPa) - cường độ chịu cắt không thoát nước của lớp đất dính; lấy theo số liệu thí nghiệm; hoặc bằng qu/2; hoặc do người dùng nhập; hoặc để trống và được tự động lấy bằng 6.25NSPT
- qu (kPa) - độ bền nén nở hông (TCVN 9438)