EN 1992-1-1:2023

Cột chịu nén / kéo lệch tâm xiên

Vật liệu và lực tác dụng

Tiết diện và bố trí cốt thép

Kết quả


Biểu đồ tương tác



Cột chịu nén / kéo lệch tâm xiên

Tổng quan

Các giả thiết:

  • Giả thiết tiết diện phẳng
  • Các biểu đồ biến dạng
  • Cường độ chịu kéo của bê tông bằng không

Phương trình cân bằng lực dọc trục và mô men uốn:

NEd = ∫σcdA + ∑σsiAsi

MEd2 = ∫x3cσcdA + ∑x3siσsiAsi

MEd3 = ∫x2cσcdA + ∑x2siσsiAsi

Quy ước:

  • Lực dọc, quy ước chịu nén nếu N > 0 và chịu kéo nếu N < 0
  • Mô men uốn lấy dấu bất kỳ
  • Mô men uốn thiết kế tự động lấy dương đối với tiết diện có hai trục đối xứng

Cấu tạo

  • Các yêu cầu cấu tạo theo Bảng 12.3
  • Đường kính cốt thép đai ≥ 0.25 đường kính cốt thép dọc
  • Hàm lượng cốt thép dọc không nên vượt quá 4%

Chỉ dẫn

Các bước thiết kế cột:

  1. Phân tích kết cấu
  2. Cấu kiện cột và lực tác dụng
  3. Tiết diện cột và nội lực thiết kế
  4. Tính toán hệ số khả năng chịu lực CR của cột

Bảng tính này thực hiện mục 3 và mục 4

Ký hiệu

  • fck (MPa) - cường độ chịu nén đặc trưng mẫu trụ của bê tông ở 28 ngày tuổi
  • fyk (MPa) - cường độ chịu kéo đặc trưng của cốt thép
  • t2 / b (mm) - chiều cao theo trục uốn 2 / chiều rộng tiết diện cột
  • t3 / h (mm) - chiều cao theo trục uốn 3 / chiều cao tiết diện cột
  • cb (mm) - chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép dọc
  • db (mm) - đường kính cốt thép dọc
  • nb2 (mm) - số thanh thép dọc trên cạnh t2 (cạnh b)
  • nb3 (mm) - số thanh thép dọc trên cạnh t3 (cạnh h)
  • ρ - hàm lượng cốt thép dọc của cột
  • NEd (kN) - lực dọc trục thiết kế
  • MEd2, MEd3 (kNm) - mô men uốn thiết kế quanh trục 2 và trục 3
  • NRd0 (kN) - lực nén thuần túy giới hạn
  • NRdt (kN) - lực kéo thuần túy giới hạn
  • CR - hệ số khả năng chịu lực của cột, bằng tỷ số giữa lực thiết kế và lực giới hạn; cột đảm bảo chịu lực nếu có hệ số CR nhỏ hơn 1
  • σc, σs (MPa) - ứng suất của bê tông và cốt thép
  • εc, εs - biến dạng của bê tông và cốt thép