Trạng thái giới hạn sử dụng (SLS)
Giới hạn ứng suất và kiểm soát vết nứt - Mục 9.2
- Ứng suất nén của bê tông không nên vượt quá 0.6fck, và không được vượt ngưỡng này nếu loại môi trường là XD, XS, XF; Bảng 9.2
- Ứng suất kéo của cốt thép không vượt quá 0.8fyk để tránh cốt thép bị chảy, Bảng 9.1
- Chiều rộng vết nứt không vượt quá 0.4 mm theo Bảng 9.1 và 0.3ksurf theo Bảng 9.2
- Dùng tổ hợp tải trọng cơ bản (Characteristic combinations of actions) để kiểm tra ứng suất
- Dùng tổ hợp tải trọng thường xuyên (Quasi-permanent combinations of actions) để kiểm tra chiều rộng vết nứt
Các giả thiết
- Giả thiết tiết diện phẳng
- Các biểu đồ biến dạng
- Cường độ chịu kéo của bê tông bằng không sau khi nứt
Các biểu đồ biến dạng
Bê tông sử dụng biểu đồ Hình 5.1
σc = 0 nếu εc < 0
σc / fcm = (kη - η2) / [1 + (k - 2)η] (5.6)
k = 1.05Ecm × εc1 / fcm (5.7)
η = εc / εc1 (5.8)
Cốt thép sử dụng biểu đồ Hình 5.2 đường số 1
σs = εs Es nếu εs ≤ fyk / Es
σs,max = 1.15fyk tại εuk = 0.075
Mô men gây nứt
Mô men gây nứt có thể tính toán bằng cách bỏ qua cốt thép theo công thức sau:
Mcr = fctm × b × h2 / 6
Chiều rộng vết nứt
Chiều rộng vết nứt tính theo công thức (9.8):
wk,cal = kw × k1/r × sr,m,cal × (εsm - εcm)
Trong đó:
kw = 1.7
k1/r = (h - x) / (h - ac1 - x) (9.9)
Khoảng cách trung bình giữa các vết nứt tính theo công thức (9.15):
sr,m,cal = 1.5cb + kfl × kb / 7.2 × db / ρp,eff ≤ 1.3 / kw × (h - x)
Và εsm - εcm tính theo công thức (9.11):
εsm - εcm = [σs - kt × fct,eff / ρp,eff × (1 + αe × ρp,eff] / Es ≥ (1 - kt) × σs / Es
Trong đó:
ρp,eff = As1 / Ac,eff (9.12)
Ac,eff = b × hc,eff Hình 9.3
hc,eff = min(ac1 + 5db, 10db, 3.5ac1, h - x, 0.5h) Hình 9.3
kt = 0.4 hoặc 0.6 Mục 9.2.3(3)
kfl = 1 - hc,eff / h (9.16)
kb = 0.9 hoặc 1.2 (9.18)
Tính toán ứng suất
Phương trình cân bằng lực:
0 = σs1 × As1 + (σs2 + σcs2) × As2 - fcds × b × β1x
M = σs1 × As1 × (h - ac1 - ac2) - fcds × b × β1x × (x - β2x - ac2)
Các hệ số β1 và β2 được tính theo công thức:
β1 = (∫0εc0 σc / fcds × dεc) / εc0
β2 = (∫0εc0 σc / fcds × εc × dεc) / εc02 / β1
εs2 = (ac2 - x) / x × εc0
εs1 = (h - ac1 - x) / x × εc0
Giải hệ 2 phương trình 2 ẩn tìm được x và εc0, từ đó tính được σc, σs
Ký hiệu
- fck (MPa) - cường độ chịu nén đặc trưng mẫu trụ của bê tông ở 28 ngày tuổi
- fyk (MPa) - cường độ chịu kéo đặc trưng của cốt thép
- b (mm) - chiều rộng dầm chữ nhật
- h (mm) - chiều cao dầm chữ nhật
- kt - hệ số kể đến bản chất và khoảng thời gian tác động của tải trọng gây nứt; bằng 0.4 cho dài hạn và giai đoạn ổn định vết nứt; bằng 0.6 cho ngắn hạn và giai đoạn hình thành vết nứt, Mục 8.2.3(3)
- kb - hệ số kể đến điều kiện bám dính; bằng 0.9 nếu bám dính tốt; bằng 1.2 nếu bám dính kém
- MSLS (kNm) - mô men uốn tính toán theo trạng thái giới hạn sử dụng
- x (mm) - chiều cao vùng nén của bê tông đến trục trung hòa ứng với MSLS
- σc,cal (MPa) - ứng suất nén lớn nhất của bê tông ứng với MSLS
- σs,cal (MPa) - ứng suất của cốt thép chịu kéo ứng với MSLS
- wk,cal (mm) - chiều rộng vết nứt tính toán
- nb - số lượng thanh cốt thép chịu kéo
- db (mm) - đường kính cốt thép chịu kéo
- cb (mm) - chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu kéo
- As1 (mm2) - diện tích tiết diện cốt thép chịu kéo, bằng nb × 0.7854db2
- ac1 (mm) - khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu kéo đến biên gần nhất, bằng cb + db / 2
- As2 (mm2) - diện tích tiết diện cốt thép chịu nén
- ac2 (mm) - khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu nén đến biên gần nhất
- Mcr (kNm) - mô men gây nứt
- Es (MPa) - giá trị thiết kế của mô đun đàn hồi của cốt thép, bằng 200 GPa
- Ecm (MPa) - mô đun đàn hồi cát tuyến của bê tông, Mục 5.1.4(2)
- αe - là tỷ số Es / Ecm
- fcm (MPa) - cường độ chịu nén lăng trụ trung bình của bê tông ở 28 ngày tuổi, Bảng 5.1
- fctm (MPa) - cường độ chịu kéo dọc trục trung bình của bê tông ở 28 ngày tuổi, Bảng 5.1
- fct,eff (MPa) - giá trị trung bình của cường độ chịu kéo của bê tông hiệu dụng ở thời điểm xảy ra vết nứt đầu tiên, lấy bằng fctm
- εsm - ứng suất trung bình trong cốt thép dọc chịu kéo nhiều nhất
- εcm - ứng suất trung bình trong bê tông tại cùng vị trí với εsm
- kw - hệ số chuyển đổi chiều rộng vết nứt trung bình thành chiều rộng vết nứt tính toán, lấy bằng 1.7
- k1/r - hệ số kể đến sự mở rộng vết nứt do cấu kiện bị uốn cong
- sr,m,cal - khoảng cách trung bình giữa các vết nứt
- σc, σs (MPa) - ứng suất của bê tông và cốt thép
- εc, εs - biến dạng của bê tông và cốt thép
- εcu - biến dạng chịu nén cực hạn của bê tông
- σs1, σs2 (MPa) - ứng suất của cốt thép chịu kéo và chịu nén
- σcs2 (MPa) - ứng suất chịu nén của bê tông tại vị trí cốt thép chịu nén chiếm chỗ