ACI 318-19

Dầm chịu xoắn

Vật liệu và tiết diện dầm
Thép đai chống xoắn
Phân bổ cốt đai và Lực tác dụng

Kết quả



Dầm chịu xoắn

Tổng quan

Dầm thiết kế chịu xoắn cho trường hợp cotθ = 1.0 và cốt thép dọc chống xoắn được tính toán để đảm bảo điều này

Khả năng chịu xoắn danh định của dầm tính theo công thức (22.7.6.1a):

Tn = 2A0 × At × fyt / swt

Diện tích cốt thép dọc chống xoắn yêu cầu tính theo công thức (22.7.6.1b):

Al = Tn × ph / (2A0 × fy)

trong đó:

A0 = 0.85A0h

Các quy định

  • Không cần thiết kế chịu xoắn nếu Tu < ϕTn, Mục 22.7.1.1
  • Cho phép giảm Tu về ϕTcr nếu có sự phân phối nội lực sau khi nứt do xoắn, Mục 22.7.3.2

Cấu tạo

  • Cốt thép dọc chống xoắn nên bố trí đều theo chu vi dầm với khoảng cách không quá 300 mm và ít nhất một thanh ở mỗi góc, Mục 9.7.5.1
  • Khoảng cách cốt thép đai chống xoắn không vượt quá ph/8 và 300 mm, Mục 9.7.6.3.3

Ký hiệu

  • f'c (MPa) - cường độ chịu nén đặc trưng của bê tông
  • fy, fyt (MPa) - cường độ chảy đặc trưng của cốt thép dọc và cốt thép đai
  • b (mm) - chiều rộng dầm chữ nhật
  • h (mm) - chiều cao dầm chữ nhật
  • dwt (mm) - đường kính cốt thép đai chống xoắn
  • swt (mm) - khoảng cách cốt thép đai chống xoắn
  • cwt (mm) - chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép đai
  • ktv (mm) - tỷ lệ cốt thép đai đưa vào tính toán chịu xoắn, phần còn lại được kể vào chịu cắt
  • Vu (kN) - lực cắt thiết kế
  • Tu (kN) - mô men xoắn thiết kế
  • ϕ - hệ số giảm cường độ cho trường hợp chịu xoắn, lấy bằng 0.75, Bảng 21.2.1 (c)
  • Tn, ϕTn (kN) - khả năng chịu xoắn danh định và khả năng chịu xoắn của dầm
  • Al (mm2) - diện tích cốt thép dọc chống xoắn yêu cầu
  • ph (mm) - chu vi cốt thép đai chống xoắn
  • A0h (mm) - diện tích bao kín bởi cốt thép đai chống xoắn (tính theo tâm thanh thép), Mục 22.7.6.1.1
  • Tth (kN) - ngưỡng xoắn, bằng Tcr/4; giá trị để quyết định trường hợp cần thiết kế xoắn
  • Tcr (kN) - mô men xoắn nứt
  • ϕTmax (kN) - giá trị mà nếu Tu lớn hơn sẽ không thỏa mãn điều kiện (22.7.7.1a)