ACI 318-25

Dầm chịu uốn đặt cốt thép đơn

Bê tông và tiết diện dầm
Cốt thép

Kết quả



Dầm chịu uốn đặt cốt thép đơn

Giả thiết

  • Cân bằng lực tại mỗi tiết diện, Mục 22.2.1.1
  • Ứng suất bê tông và cốt thép tỷ lệ với khoảng cách đến trục trung hòa, Mục 22.2.1.2
  • Cường độ chịu kéo của bê tông bằng không, Mục 22.2.2.2
  • Biểu đồ biến dạng của bê tông (Mục 22.2.2) và cốt thép (Mục 20.2.2.1)

Biểu đồ biến dạng

Bê tông

fc = 0.85f'c

a = β1c

εcu = 0.003, Mục 22.2.2.1

Cốt thép

fs = εs Es ≤ fy

Cân bằng lực

Phương trình cân bằng lực dọc trục và mô men uốn:

fsAs = 0.85f'c × b × β1c

Mn = 0.85f'c × b × β1c × (d - β1c / 2)

trong đó giá trị β1 lấy theo Bảng 22.2.2.4.3 và

εs = (d - c) / c × εcu

Phương trình thứ nhất tìm được c, từ đó tính được Mn

Các yêu cầu

  • Mục 9.3.3.1 quy định dầm chịu uốn phải thiết kế theo trường hợp vùng kéo chủ đạo (Tension-controlled). Tương ứng hệ số giảm cường độ ϕ bằng 0.9, Bảng 21.2.2

Ký hiệu

  • f'c (MPa) - cường độ chịu nén đặc trưng của bê tông
  • fy (MPa) - cường độ chảy đặc trưng của cốt thép
  • b (mm) - chiều rộng dầm chữ nhật
  • h (mm) - chiều cao dầm chữ nhật
  • at (mm) - khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu kéo đến biên gần nhất
  • d (mm) - chiều cao làm việc của tiết diện, bằng h - at
  • As (mm2) - diện tích tiết diện cốt thép chịu kéo
  • ρ - hàm lượng cốt thép chịu kéo, bằng As / b / d
  • c (mm) - chiều cao vùng nén của bê tông đến trục trung hòa
  • ϕ - hệ số giảm cường độ cho trường hợp chịu uốn, Bảng 21.2.1(a)
  • Mn (kNm) - khả năng chịu uốn danh định của dầm
  • ϕMn (kNm) - khả năng chịu uốn của dầm
  • Es - mô đun đàn hồi của cốt thép, bằng 200 GPa
  • fc, fs (MPa) - ứng suất của bê tông và cốt thép
  • εc, εs - biến dạng của bê tông và cốt thép
  • εcu - biến dạng hữu dụng lớn nhất tại thớ chịu nén ngoài cùng của bê tông